Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử xã Yên Thọ - huyện Như Thanh - Thanh Hóa

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Đăng lúc: 10:14:24 03/10/2023 (GMT+7)
100%
Print

PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC VÀ BẢO ĐẢM VỆ SINH ATTP

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC VÀ BẢO ĐẢM VỆ SINH ATTP

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC VÀ BẢO ĐẢM VỆ SINH ATTP

     Kính thưa: Toàn thể nhân dân trên địa bàn, Quý thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cùng các em học sinh!

Thực hiện Kế hoạch số  68/KH-BCĐ ngày 24/8/2023 của Ban chỉ đạo quản lý vệ sinh ATTP xã Yên Thọ về việc Kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trong dịp Tết Trung thu năm 2023.

Kính thưa bà con nhân dân. Hiện nay, ngộ độc thực phẩm là vần đề hết sức phức tạp và đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống của con người.

Để giúp nhân dân, giáo viên, phụ huynh và các em học sinh hiểu hơn về ngộ độc thực phẩm và có thể tự phòng ngừa bệnh. Ban chỉ đạo quản lý vệ sinh ATTP xã xin gửi đến thầy cô, phụ huynh và các em một số biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2023 như sau:

I. Những điều cần chú ý đề phòng ngộ độc thực phẩm.

- Rửa tay trước khi ăn, nhất là khi ăn bốc.

- Chỉ uống nước chín (đun sôi để nguội), hoặc đã qua các thiết bị lọc nước.

- Phòng ngộ độc bởi phẩm màu độc hại: đặc biệt bánh, kẹo, nước ngọt, mứt có màu lòe loẹt, không có địa chỉ sản xuất.

- Phòng ngộ độc bởi hóa chất bảo vệ thực vật: rau, củ, quả tươi, đặc biệt thức ăn sống phải được ngâm kỹ rồi rửa lại vài lần bằng nước sạch hoặc dưới vòi nước chảy.

- Phòng ngộ độc bởi thực phẩm có độc tự nhiên: không ăn nấm, củ, rau, quả hoang dại nghi có độc, sản phẩm động vật có độc (phủ tạng, và da cóc, cá nóc, …).

- Phòng vi khuẩn sống sót làm thực phẩm biến chất, có hại: không dùng đồ hộp, lon bị phồng cứng ở hai đáy hộp, bị gỉ, móp méo; sữa, nước giải khát trong hộp giấy bị phơi ngoài nắng dù còn hạn sử dụng; nước giải khát, nước đóng chai bị biến màu, đục, có cặn.

- Phòng vi khuẩn nhân lên trong điều kiện môi trường: thức ăn chín để qua bữa nếu không được bảo quản lạnh (dưới 10°C), phải được hâm lại kỹ hoặc chần nước sôi.

- Phòng ô nhiễm chéo sang thực phẩm chế biến sẵn (thịt quay, luộc) để ăn ngay từ: cá, dụng cụ bán hàng như dao, thớt, đũa, thìa, que gắp đang chế biến thực phẩm sống hoặc chưa được làm sạch; bàn tay, trang phục của người bán hàng trực tiếp bị bẩn…

- Không mua hàng bao gói sẵn không có địa chỉ nơi sản xuất, đóng gói và hàng hết hạn sử dụng.

- Tránh ăn ở quán không có nước sạch hoặc cách xa nguồn nước sạch và không có tủ kính che đuổi ruồi, bụi, chất độc môi trường (nếu ở mặt đường, vỉa hè) hoặc không có lưới che ruồi, nhặng (nếu ở trong nhà, chợ có mái che).

II. 10 nguyên tắc vàng của WHO về an toàn vệ sinh thực phẩm

Nguyên tắc 1.

Chọn thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm tươi. rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.

Nguyên tắc 2.

Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70° C.

Nguyên tắc 3.

Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm.

Nguyên tắc 4.

Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60°C hoặc lạnh dưới 10° C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

Nguyên tắc 5.

Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kỹ lại.

Nguyên tắc 6.

Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).

Nguyên tắc 7.

Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương đó trước khi chế biến thức ăn.

Nguyên tắc 8.

Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

Nguyên tắc 9.

Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn… Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.

Nguyên tắc 10.

Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

Trên đây là một số nội dung kiến thức cơ bản trong việc thực hiện an toàn thực phẩm. Kính mong nhân dân, các thầy cô giáo, phụ huynh và các em học sinh hãy chú ý thực hiện các điều nói trên để đảm đảo sức khỏe cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh.

Xin chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại.

BỘ PHẬN VĂN HÓA

 

 

 

Lê Văn Tĩnh

NƯỜI DUYỆT TIN BÀI

 

 

 

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Nguyễn Hữu Đại

 

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Thư viện audio
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
178249